Hàng ngàn năm kể từ khi chữ viết đầu tiên được phát minh ra ở Iraq, công việc sao chép tài liệu vẫn chỉ là sao chép tay. Một bản sao chép đòi hỏi lượng thời gian rất lớn, nó có thể mất hàng tháng hay hàng năm trời để hoàn thành một tác phẩm. Và giá của những bản in này chỉ thích hợp với túi tiền của giới thượng lưu. Điều này đã tạo ra một rào cản rất lớn trong việc lưu trữ kiến thức của nhân loại.
Vậy bạn có biết Máy in được ra đời như thế nào? Ai là người phát minh ra chúng?
Máy in đã đóng góp gì cho lịch sử phát triển nhân loại?
Vào thế kỷ thứ VIII – IX, nghề in ấn trên bản khắc chữ bằng gỗ đã phổ biến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,…nhưng nó vẫn tồn tại những nhược điểm quá lớn. Những bản in phải tốn rất nhiều thời gian và khi in xong chúng ngay lập tức bị ném vào sọt rác. Nếu trong quá trình làm ra bản in, người thợ vô tình để lại một lỗi nhỏ, thì coi như anh ta sẽ bắt đầu lại từ đầu.
Mãi đến thế kỷ thứ XIV, nghề in mới bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu. Đến năm 1436, với sự ra đời của kỹ thuật in bằng chữ kim loại có thể dịch chuyển được đã giúp cho việc in ấn trở nên đơn giản hơn. Cha đẻ của phát minh này là Johannes Gutenberg – người được mệnh danh là “ông tổ của nghề in”.
Ý tưởng về một máy in
Johannes Gutenberg sinh ra và lớn lên tại Mainz – một trong những thị trấn lớn nhất nước Đức.
Thời đó hầu hết sách được viết bằng tay nên rất khó đọc. Tuy nhiên cũng có sách được in bằng cách khắc chữ nhưng giá rất đắt, chỉ có những nhà giàu có mới mua được.
Gutenberg khi đó rất thích đọc những quyển sách in vì cha mẹ ông và những người bạn giàu có của họ mua được. Và ông thường cảm thấy tiếc cho những người nghèo khó không đủ tiền để mua những cuốn sách in ấn như vậy. Ông tự nhũ với lòng sẽ quyết tâm chế tạo ra một loại máy in giúp việc in ấn trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn với chi phí thấp.
Chặn đường gian nan
Nghĩ là làm, ông bắt tay vào thực hiện đồ án của mình. Tuy nhiên mọi việc không suôn sẻ như ông tưởng. Một cách kiên trì, ông thử nghiệm phương pháp in này đến kỹ thuật in khác nhưng đều thất bại. Và cuối cùng ông không còn tiền để theo đuổi ước mơ của mình.
Không đầu hàng, ông kêu gọi sự giúp đỡ từ những người bạn. Lúc này ông gặp được người bạn tên Fust vốn là một thợ rèn giàu có đã giúp tiền cho ông để tiếp tục thực hiện ước mơ. Thế nhưng lần này lại không thành công, người bạn không còn đủ kiên nhẫn nên đã kiện ông ra tòa vì tội lừa đảo. Tòa xử Fust thắng và thế là toàn bộ phân xưởng cũng như máy móc hỗ trợ cho cuộc thí nghiệm đều rơi vào tay Fust.
Thế nhưng không nản lòng, Gutenberg tiếp tục vay tiền từ những người bạn thâm giao khác để mua sắm thiết bị nhằm phục vụ cho cuộc thí nghiệm mới. Và lần này quả không phụ công ông, ông đã tìm ra được kỹ xảo in mới.
Lúc đầu ông tạo chữ in bằng loại gỗ cứng. Mỗi chữ in là một bản khắc nhỏ với duy nhất một chữ trên đó. Tuy nhiên loại chữ in bằng gỗ không tạo ra nét chữ sắc nét và riêng biệt nên ông chuyển đổi qua kiểu chữ in bằng kim loại có thể di chuyển được. Bằng phương pháp này những bản in trở nên tinh xảo hơn, sắc nét hơn, đồng thời dễ bảo quản hơn. Ông cũng là người đầu tiên sử dụng loại mực in dầu vào công nghệ in, với cải tiến này bản in trở nên đậm nét hơn, bền màu hơn nhiều lần so với bản in bằng mực nước trước đây.
Bộ kinh thánh gồm 2 tập, mỗi tập dày 300 trang với 42 dòng mỗi trang bằng tiếng La tinh cũng được in bằng phương pháp này. Đây được xem là bộ sách đầu tiên được in bằng kiểu chữ kim loại có thể dịch chuyển được với những nét chữ rất đẹp và sắc nét.
Chỉ sau khi ra đời được hơn 40 năm, phương pháp in rời nhanh chóng lan ra khắp Châu Âu với hơn 20 triệu cuốn sách. Nó đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng truyền thông vào thời điểm đó và có thể nói, đây chính là phát minh mở ra một thời kỳ mới trong nền văn minh Châu Âu: thời kỳ Phục Hưng.
Công nghệ in của Gutenberg đã được tạp chí Life Magazine đánh giá là phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử 1000 năm trở lại đây.
Và cho đến bây giờ, hầu hết những loại máy in hiện đại được sử dụng ngày nay đều bắt nguồn từ phát minh của Gutenberg.
Nhờ công sáng chế ra loại máy in bằng chữ in kim loại có thể dịch chuyển nên ông đã được mọi người gọi là “ông tổ của nghề in”. Để tưởng nhớ, người ta đã cho đặt tượng của ông tại hai thành phố lớn của Đức là Dresden và Mainz.
Máy in – một phát minh vĩ đại nhất của lịch sử nhân loại. Nếu có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn nhiệt tình nhé.
♦ Điện thoại: 0961 86 9779 hoặc 0961 86 8779
♦ Zalo: 0961 86 9779
✉ Email: royatexlabel@gmail.com
❂ Website: www.royatex.com